Kiến thức chăm sóc răng miệng ở trẻ rất quan trọng nhé các mẹ

0Shares

Chăm sóc răng miệng ở trẻ rất quan trọng nhưng không ít các mẹ chủ quan mà bỏ qua. Chỉ đến khi có dấu hiệu mặc bệnh răng miệng thì mới tìm hiểu, hãy cùng Ăn Dặm Khoa Học tìm hiểu kiến thức về chăm sóc răng miệng theo những chia sẻ chi tiết từ bác sỹ Anh Nguyễn nhé.

THÓI QUEN NGẬM MÓNG TAY 

Ngậm ngón tay là một thói quen thông thường của trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi, nó liên quan đến sự phát triển trí não. Hành vi này thể hiện sự phát triển tốt của nhận thức trẻ và thói quen này sẽ dần được bé bỏ trước 1 tuổi. Nếu thói quen này (kể cả việc ngậm ti giả) vẫn được duy trì đến sau 5 tuổi, thì có nhiều ảnh hưởng đến: 
*Phát triển ngữ âm của trẻ liên quan đến /t/, /d/, /n/, /L/ hoặc âm /s/ và /x/
*Trẻ giảm tập trung giải quyết vấn đề khi gặp 1 tình huống khó khăn trong học tập.
*Làm giảm độ rộng của cung hàm trên, tăng độ sâu của cung hàm trên.

THÓI QUEN ĂN BÁNH SNACK Ở TRẺ NHỎ 

Những nghiên cứu về nha khoa cho thấy phần thức ăn từ các dạng bánh snack sẽ tồn tại giữa 2 răng lâu hơn các loại thức ăn khác và khó được đánh sạch. Do chủ yếu thành phần các loại bánh này là từ tinh bột, nên dễ tạo đường dưới tác dụng của enzyme nước bọt. Lúc này vi khuẩn trong miệng sẽ sử dụng đường, tạo ra axit gây tổn thương men răng và sâu răng.

Lời khuyên: Tránh giới thiệu bánh snack, khoai tây chiên cho các bé trước 4 tuổi. Sau 4 tuổi, nên hạn chế tối đa các loại này.

KHI NÀO CAN THIỆP TRẺ BỊ HÔ VÀ MÓM 

Có một vài lí do tại sao bé bị hô hay móm. 60{417453f5cbc9ba7e10894e109437dfb76b814289a3cb5d39b49015f39d227573} trẻ bị hô hay móm do 1 hoặc gồm nhiều nguyên nhân sau:
*Do các vấn đề đường thở. Khi quan sát trẻ lúc ngủ: trẻ thường thở bằng miệng, lưỡi có lúc đẩy ra khỏi miệng. 
*Do di truyền: có 1 hoặc cả hai ba mẹ đều bị hô hoặc móm
*Do tật từ nhỏ chưa bỏ được sau 5 tuổi như mút tay, mút ti giả, hoặc đẩy lưỡi.
*Trẻ bị gãy răng sữa thường xuyên

KHI NÀO SỬA HÔ/MÓM? 

Có 2 thời điểm thuận lợi cho việc niềng răng là:
*Trước khi chiếc răng sữa cuối cùng bị rụng
*Khi trẻ 11 tuổi
Nên tư vấn nha sĩ để chụp phim răng và đánh giá cụ thể vì một số trẻ có thể cần phải niềng 2 lần nếu vấn đề nghiêm trọng hơn. Thời gian niềng thường 18-24 tháng.
Trẻ bị hô/móm cần được chăm sóc răng miệng cẩn thận, tránh sâu răng để không ảnh hưởng đến chất lượng răng hàm sau khi sửa. 
Trẻ nên có sự tăng trưởng bình thường, không bị suy dinh dưỡng hay gặp vấn đề thiếu chất dinh dưỡng khi gặp nha sĩ làm liệu pháp sửa. Nếu trẻ gặp vấn đề về dinh dưỡng hay bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng, biếng ăn thì nên điều trị dinh dưỡng trước.

THÓI QUEN XÚC MIỆNG BẰNG NƯỚC MUỐI

Nước muối chỉ có khả năng làm vơi đi 1 vài mảng bám trên răng hoặc cuốn đi 1 vài vi khuẩn, nhưng không có khả năng ngăn ngừa phát triển của vi khuẩn. Do đó, lời khuyên của Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ là nên sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để ngăn ngừa sự phát triển vi khuẩn gây sâu răng ngay khi bé có cái răng đầu tiên.

Trẻ nhỏ nuốt kem có dư fluoride?

Việc nuốt kem ở trẻ dưới 6 tuổi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cha mẹ yên tâm là trẻ sẽ không dư fluoride hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe nếu cha mẹ làm tốt 5 điều sau:
1. Chọn đúng kem với thành phần Fluoride trong kem không quá 0.221{417453f5cbc9ba7e10894e109437dfb76b814289a3cb5d39b49015f39d227573} ww hoặc 1000 ppm. Đọc thành phần sau vỏ hộp để chọn đúng lượng Fluoride.
2. Dùng đúng lượng kem cho mỗi lần đánh:
*Trẻ 0- hết 2 tuổi: lượng kem mỗi lần bằng hạt gạo.
*Trẻ 3-6 tuổi: Lượng kem mỗi lần đánh bằng hạt đậu Hà Lan. 
3. Ngày không đánh quá 2 lần. 
4. Không tự ý mua và bổ sung cho bé các thuốc bổ sung/TPCN chứa fluoride.
5. Để kem đánh răng xa tầm tay của trẻ.

THÀNH PHẦN KEM ĐÁNH RĂNG KHÁC KHÔNG CHỨA FLUORIDE?
Nguyên nhân sâu răng chủ yếu là do loài vi khuẩn streptococci mutans phát triển và hình thành mảng bám trên răng. Loài vi khuẩn này sử dụng đường (sugar) bám trên răng và tạo thành axit, làm giảm pH trong môi trường răng miệng của trẻ. Lâu ngày, sẽ làm mòn (khử khoáng) bề mặt răng và dẫn đến tổn thương tủy răng, gây nên sâu răng.

Các nhân tố gây nên sâu răng và làm tình trạng sâu răng thêm phức tạp?
Trẻ nhỏ thường nhiễm loài vi khuẩn streptococci mutans thông qua mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình. Một số thói quen trong thực hành ăn dặm mà vi khuẩn này có thể truyền sang trẻ như: Mẹ thường ngậm hoặc thổi cơm khi đút cho trẻ ăn hoặc mẹ thường đút cơm cho cả 2 bé bằng 1 muỗng. Nếu mẹ hoặc bé kia đã nhiễm vi khuẩn này thì sẽ vô tình truyền vi khuẩn sâu răng này sang cho bé (Theo Clinical Affairs Committee AAP, 2014, trang 146).

Thức ăn dặm được thêm đường hoặc các loại bánh ngọt, nước có ga hoặc nước ép trái cây đều đóng vai trò trong việc gây sâu răng. Lượng đường (sugars) trong những thực phẩm này sẽ giúp các loài vi khuẩn trên có “thức ăn” để tổng hợp axit, làm tăng sự khử hóa men răng, gây tổn thương răng. Do đó, sử dụng những thực phẩm này trước 1 tuổi hoặc thường xuyên sau 1 tuổi có thể gia tăng sự sâu răng ở trẻ.

Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc cân bằng pH răng miệng của trẻ, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, giảm sự khử hóa khoáng gây tổn hại men răng. Do đó, sự giảm tiết nước bọt sẽ góp phần giảm pH trong môi trường răng miệng của trẻ, tăng sự khử khoáng gây sâu răng. Sự ép bé ăn, hoặc cho bé ăn vô thức, hoặc không giúp trẻ học kĩ năng nhai có thể làm sự tiết nước bọt không hiệu quả.

Hiện tại, những bằng chứng cho thấy Fluoride có chức năng ngăn ngừa phát triển vi khuẩn và làm mạnh sức khỏe của răng. Đánh răng bằng kem đánh răng chứa fluoride là được khuyên để ngăn ngừa mảng bám và kiềm hãm sự phát triển vi khuẩn thông qua ức chế enzyme (Theo Policy Statement AAP 2014-2019, trang 1225).

Một số thành phần khác như zinc citrate, triclosan, gantrez và pyrophosphate chỉ có tác dụng ngăn ngừa mảng bám, nhưng sự phát triển của vi khuẩn chưa có chứng cứ ngăn ngừa khi dùng những sản phẩm chứa những thành phần trên.

Notes:
Department of Health: Dental Health Service (2017) Common dental questions and answers.

Gupta B.I. et al (2012) Childhood thumb sucking habt: the burden of a preventable problem. Journal of Density, medicine and medical science. 2 (1), 1-4

Rate this post
0Shares

Bình luận

Bình luận