
Khi bước vào giai đoạn ăn dặm ở trẻ nhỏ, rất nhiều bà mẹ đều lo lắng lựa chọn phương pháp ăn dặm nào là phù hợp nhất, ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật hay là ăn dặm bé chỉ huy ( BLW). Các mẹ đã tìm hiểu và loay hoay với 1 đống sách vở ăn dặm hay từ các nguồn chia sẻ kinh nghiệm khác nhau về ăn dặm khi trẻ chuẩn bị đến tuổi ăn dặm. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích chi tiết giúp các mẹ thoát ra khỏi cuộc chiến này.
Một người mẹ tuyệt vời với đầy đủ kiến thức và trẻ sẽ là đứa trẻ khỏe mạnh nhất vì sẽ được mẹ cho ăn dặm đúng cách. Nhưng… mọi chuyện đã quay 180 độ ngày đầu bé ăn dặm. Sự thật không như giấc mơ đẹp với chàng hoàng tử và công chúa bướng bỉnh, nhưng đáng yêu.
Ngày đầu đành tự nhủ, thôi con mới tập ăn nên mẹ phải kiên nhẫn… Ngày thứ 2, lại tự an ủi “thôi mẹ sẽ cố gắng lần sau con nhé!” Ngày thứ 3, rồi ngày thứ tư và 1 tuần đã trôi qua…Mẹ bắt đầu hoài nghi với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật mà mẹ đã chọn cho con khi bắt đầu.
Sau đó, mẹ đã chuyển con sang BLW với 1 giấc mơ mới “Con mình sẽ cầm ăn ngon lành như bé trên Youtube”, rồi tuần này đến tuần kế. Gần 2 tháng mà con và mẹ cứ như “người đi kẻ ở”, chưa bao giờ tìm được điểm chung. Lại bắt đầu hoài nghi với BLW, mẹ cho con ăn cả hai, có tiến triển hơn, mẹ vui được vài ngày, nhìn con bóc nhón và liếm láp mà vui như hội trong lòng. Nhưng, sau con ăn ít quá, không giống như cô bé hay cậu bé Youtube nọ, ăn mà “ngon lành”.
Mẹ nghĩ chắc mẹ cho con ăn lung tung quá rồi, hay quay lại phương pháp ăn dặm 3 DAY WAIT để lấy lại khẩu vị và cấu trúc cho con. Rồi, ngày qua ngày bé cũng khá hơn tí, chịu thử vài muỗng, sau đó lại “bài diễn cũ” lại tái hiện. Nhưng cũng vui hơn, con chịu ăn rồi! Nhưng sao kỳ kỳ, sao cứ ăn ít quá, “như mèo liếm ấy”, được cái nết ăn ngoan. Ngó lại bé youtube, lại nhận thấy không cam lòng. Mẹ lại loay hoay phối hợp lần lượt các cách. Hãy đọc kỹ các chia sẻ dưới đây nhé các mẹ, mẹ sẽ không còn trong vòng luẩn quẩn đó nữa.
Xem thêm Đọc vị tất cả các biểu hiện trẻ biếng ăn và giải pháp trong bữa ăn
Đâu là phương pháp ăn dặm cho bé tốt nhất?
Từ thống kê cá nhân của bác sỹ Anh Nguyễn trong những buổi tư vấn từ trước đến giờ, đây là câu hỏi được hỏi gần 80{417453f5cbc9ba7e10894e109437dfb76b814289a3cb5d39b49015f39d227573} các bà mẹ, trong đó người mẹ Anh và người mẹ Việt có tần xuất hỏi không khác biệt. Câu trả lời của tôi là “Rất tiếc, không có, mà con bạn mới là người cho bạn biết phương pháp nào phù hợp với bé.”.
Tại sao lại như vậy?
Bởi vì, đầu tiên bạn hiểu Tại sao lại có các phương pháp ăn dặm tồn tại trên đời? Đó là những hướng dẫn giúp cha mẹ có thể tham khảo để thực hành ăn dặm cho bé, nhưng nó không phải là bắt buộc vì không thể đúng 100{417453f5cbc9ba7e10894e109437dfb76b814289a3cb5d39b49015f39d227573} cho tất cả các bé. Nếu đúng 100{417453f5cbc9ba7e10894e109437dfb76b814289a3cb5d39b49015f39d227573} thì chỉ có 1 phương pháp, không thể có nhiều phương pháp. Nếu nói là phương pháp này cải thiện phương pháp kia là chưa hiểu đúng. Nếu cải thiện thì phương pháp cũ sẽ mất đi theo quy luật đào thải. Nhưng, thực tế cả 3 phương pháp ăn dặm vẫn tồn tại với số lượng cha mẹ quan tâm nhiều ngang nhau. Do đó, như tôi nói, chỉ là cái mà cha mẹ tham khảo.
Cha mẹ nên làm gì khi con chuẩn bị bước vào tuổi ăn dặm?
Thứ 1, đọc sách và tìm hiểu các phương pháp này một cách thấu hiểu nguyên lý và phù hợp với kinh tế và điều kiện khả dỉ của gia đình bạn. Nên nhớ, không có phương pháp nào là phù hợp nhất, mà phương pháp nào làm con bạn thích và hợp tác và làm dễ dàng cho bạn.
Thứ 2, tham khảo từ những người mẹ đã từng có kinh nghiệm, nhưng đừng dùng họ làm “Model” trong chăm sóc con bạn. Hơn hết, đừng lấy “con người ta”, so với “con mình”. Khi tư vấn, tôi hay nghe, con bà này, con cô kia như thế này. Tôi hỏi, điều nào con bạn không hài lòng? Dạ, nó ăn ít quá! Tôi hỏi bé kia tập ăn bao lâu? 2 tháng ạ! Còn con bạn? 2 tuần ạ. Ừ, vậy thì đợi bé tập thêm. Chỉ là 1 ví dụ, cho bạn hiểu mỗi bé đều khác biệt về nhiều nhân tố như cách chăm sóc, thời gian chăm sóc, thái độ người chăm sóc, thể trạng, sức khỏe và mức độ phát triển của bé, chứ không chỉ là cùng 1 phương pháp thì sẽ giống nhau. Một chú ý khác là nhiều bà mẹ nói về cậu bé Youtube. Để ghi hình/quay phim, bạn không biết bà mẹ đó đã dọn dẹp biết bao dĩa thức ăn để có 1 thước phim đẹp và truyền cảm hứng cho bạn như thế. Thử hỏi những bạn làm bên sản xuất phim sẽ hiểu công việc của họ vất vả như thế nào!
Thứ 3, những nguyên lý về ăn dặm là nên nắm vững dù là phương pháp nào:
Không nên cho bé ăn dặm quá sớm trước 5.5 tháng tuổi. Tốt nhất là 6 tháng tuổi vì lúc này bé phát triển đủ các kĩ năng như khả năng ngồi, khả năng nhai và khả năng cầm cắn. Đọc bài: Khi nào nên cho bé ăn dặm? để áp dụng cho bé nhà bạn nha.
- Khi bắt đầu ăn dặm nên tìm hiểu thứ tự giới thiệu thức ăn dặm cho trẻ. Ví dụ, sau 6 tháng tuổi thì việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt là cần thiết, đặc biệt các bé bú sữa mẹ hoàn toàn vì lượng sắt trong cơ thể bé giảm và nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao ở tuổi này. Do đó, thịt heo/bò/ lòng đỏ trứng thì nên có trong thực đơn ăn dặm khi bước sang 6 tháng tuổi. Nhưng, toàn quả trứng (gồm lòng trắng) thì nên sau 1 tuổi vì để tránh nguy cơ dị ứng, điều này cũng đúng với gạch cua, gạch tôm hoặc dây gân lưng tôm. Do đó, vẫn nên rửa sạch gạch tôm/cua hoặc dây gân trên lưng tôm nếu muốn cho trẻ ăn trước 1 tuổi. Tôi đã có bài viết về thứ tự giới thiệu nguồn đạm cho trẻ dưới 1 tuổi trong bài viết trước của tôi hoặc trong sách LÀM MẸ KHÔNG ÁP LỰC của tôi, trang 37.
- Quan sát sự phát triển của con bạn, khi nào bé có dấu hiệu ngồi, khi nào bé có thể cầm nắm tốt và bé thích ăn vào lúc nào buổi sáng. Trẻ sẽ cho bạn biết những dấu hiệu là rất vui vẻ với việc ăn. Còn những lúc trẻ không ăn gì thì bạn chỉ cần chịu khó giới thiệu lại và tìm cơ hội khác. Mọi sự phản kháng trẻ trước 1 tuổi là tạm thời, do đó rất dễ làm bé ăn tốt nếu cha mẹ đừng làm sai dẫn đến thói quen xấu khi ăn của trẻ.
- Thời gian bữa ăn là nên đừng kéo quá dài hơn 30 phút. Đừng qua mong đợi bé ăn hết lượng bạn yêu cầu. Có những lúc trẻ sẽ phát triển vị giác khác nhau hoặc trong người bé không vui hoặc khỏe lắm thì vị giác cũng sẽ thay đổi. Việc bé mất hứng thú với thức ăn trong 1 vài dịp là điều dễ hiểu. Nếu ép ăn sẽ làm tình trạng đối kháng sẽ mãi luôn xảy ra. Khoa học thực nghiệm đã đủ bằng chứng cho việc này.
Tôi mượn câu của GS.BS. James A. Phalen, Viện Hàn Lâm nhi khoa Mỹ làm câu kết:
"Caregivers are responsible for what, when, and where their children eat; the child is responsible for how much and whether they eat."
Tạm hiểu: "Cha mẹ là người chỉ nên lo toan về ăn cái gì, giờ ăn ra sao, môi trường ăn như thế nào, còn việc ăn bao nhiêu và quyết định ăn hay không là của trẻ"
Notes:
James A. Phalen (2014) Managing Feeding Problems and Feeding Disorders. Pediatrics in Review Vol.34 No.12
Đọc thêm:
- Tập cho con ăn dặm kiểu Nhật đúng cách
- Ăn dặm kiểu nhật và khi nào nên cho con ăn?
- Ăn dặm bé chỉ huy và các bước cơ bản
