Ăn dặm bé chỉ huy và những dấu hiệu sẵn sàng của bé

0Shares

Cũng như phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì không ít gia đình muốn áp dụng cho bé ăn dặm theo phương pháp bé chỉ huy hay còn gọi là BLW. Việc ăn thô ngay từ sớm khiến rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, thậm chí là xung đột việc chăm bé trong một gia đình. Vậy để nhận biết được bé nhà bạn đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm, cụ thể là bé chỉ huy chưa thì Ăn Dặm Khoa Học sẽ chỉ ra những dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng ăn dặm theo BLW mà bạn cần phải biết.

Bao giờ thì bé sẵn sàng ăn dặm theo phương pháp bé chỉ huy

Tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra khuyến nghị về độ tuổi cho trẻ bắt đầu ăn dặm là khoảng 6 tháng tuổi. Trong 6 tháng đầu tiên, sữa là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hoàn hảo cho bé và đến tận khi bé tròn 12 tháng thì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho sự phát triển của bé.

Lí do vì sao không nên cho trẻ ăn dặm ở thời điểm trước 6 tháng tuổi:

  • Hệ tiêu hóa của bé dưới 6 tháng còn non nớt nên chưa thể hấp thu được những thức ăn khó tiêu hóa hơn sữa mẹ hoặc sữa công thức, do đó bé hầu như sẽ không nhận được dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Khi bé ăn dặm quá sớm, do hệ tiêu hóa chưa tiêu hóa được thức ăn sẽ khiến bé luôn trong cảm giác no, từ đó bé sẽ ăn ít sữa đi, thậm chí do lạ miệng bé sẽ ham ăn dặm mà bỏ sữa.
  • Do trong 6 tháng đầu dời, hệ miễn dịch của bé còn chưa phát triển trọn vẹn nên nếu cho các bé ăn dặm quá sớm thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn và dị ứng sẽ cao hơn khi cho các bé bú sữa hòan toàn trong thời gian này.

Xem thêm: Tác hại của việc cho trẻ ăn dặm sớm

4 dấu hiệu bé sẵn sàng Ăn dặm bằng phương pháp bé chỉ huy

  • Bé đã có thể ngồi vững mà không cần hoặc cần ít sự trợ giúp của người lớn. Bé có thể giữ thẳng đầu khi ngồi.
  • Khi bé gặm đồ chơi, bé có vẻ như đang nhai chúng.
  • Bé với tay chộp lấy đồ ăn và đưa vào mồm chính xác.
  • Bé đã gần đủ (hoặc hơn) 6 tháng tuổi.

5 dấu hiệu ngộ nhận bé sẵn sang ăn dặm bằng phương pháp bé chỉ huy

  • Tỉnh giấc đêm. Bé hay tỉnh giấc vào ban đêm là do lịch sinh hoạt chưa phù hợp chứ không phải dấu hiệu trẻ cần ăn dặm. Cha mẹ nên điều chỉnh lại lịch sinh hoạt hàng ngày của bé phù hợp với độ tuổi tương ứng.
  • Chậm tăng cân. Theo các nghiên cứu, sau 4 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm lại , đặc biệt là các bé bú mẹ nên đây không phải dấu hiệu ăn dặm.
  • Bé chăm chú nhìn cha mẹ ăn hoặc với tay ra đòi để ăn. Khoảng 4 tháng bé sẽ có một bước phát triển mới về nhận thức, trong đó có việc bé rất chăm chủ quan sát các hoạt động của người khác chứ không phải bé đòi ăn.
  • Bé còi cọc hoặc bụ bẫm quá. Dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé, không thể lấy việc ăn dặm để điều chỉnh cân nặng của bé. Với bé còi cọc ngoại lệ duy nhất là các bé sinh non, và một số các bé này cần thêm dinh dưỡng trước 6 tháng tuổi.
  • Bé tóp tép miệng theo cha mẹ. Đơn giản là bé bắt chước theo cha mẹ đang nói chuyện hoặc đang nhai thức ăn.

Dù bạn cho bé ăn dặm theo phương pháp nào thì hãy chờ đợi bé được ít nhất 5 tháng tuổi (đối với Ăn dặm kiểu Nhật) để cơ thể bé hoàn toàn sẵn sàng cho việc tiêu hóa một loại thực phẩm khác ngoài sữa.

Tuy vậy, vào thời điểm 6 tháng, các bé sinh non trước 5 tuần tuổi, nếu chưa đủ điều kiện sẵn sàng tập ăn dặm BLW thì vẫn nên được bổ sung thêm dinh dưỡng từ thức ăn, bởi vì thời gian bé ở trong bụng mẹ chưa đủ để cơ thể thiết lập nguồn dinh dưỡng dự trữ đầy đủ như các bé sinh đủ tháng. Do đó, nếu bé sinh non chưa thể tập BLW được, bạn có thể đút cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn trước và kết hợp với BLW khi thấy những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm bé chỉ huy.

Xem thêm bài viết: Khi nào nên cho bé ăn dặm?

 

Rate this post
0Shares

Bình luận

Bình luận