Giai đoạn 6 tháng tuổi bé nên ăn gì?

0Shares

Bé nên ăn gì khi được 6 tháng tuổi, thời kỳ các mẹ bắt tay vào giai đoạn ăn dặm cho bé, tuy nhiên lựa chọn thực phẩm nào là phù hợp với hệ tiêu hóa cho bé thì không phải ai cũng biết. Tâm lý Việt Nam luôn coi trọng thịt cá trứng tôm, các thực phẩm giàu đạm mà quên đi loại loại rau củ quả, mà đây mới là thực phẩm vàng cho bé khi mới tập ăn dặm. 

Giai đoạn 6 tháng tuổi bé nên ăn nhiều rau củ rất tốt cho hệ tiêu hóa 

Khoai tây

Là một loại củ khá phổ biến, nhiều dưỡng chất và dễ ăn nên khoai tây được đông đảo các mẹ sử dụng để chế biến các món ăn cho bé. Lượng protein trong khoai tây tương đương như protein của trứng, ngoài ra khoai tây còn chứa nhiều acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được như lysine, methionine, threonin, tryptophan có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của trẻ.

Ăn khoai tây nhiều còn giúp cung cấp 50-70{417453f5cbc9ba7e10894e109437dfb76b814289a3cb5d39b49015f39d227573} năng lượng và 80{417453f5cbc9ba7e10894e109437dfb76b814289a3cb5d39b49015f39d227573} nhu cầu Nitơ, giúp đảm bảo nhu cầu tăng trưởng của những trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Không những thế, giá trị dinh dưỡng trong khoai tây gồm có vitamin C, B6, Kali, chất xơ, sắt… rất cần thiết cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Cách chế biến: Trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm mẹ có thể nghiền khoai tây trộn với sữa, dùng để nấu cháo với nhiều thực phẩm khác, hoặc luộc hay hấp chín để bé tự bốc ăn.

Rau có màu xanh thẫm

Rau xanh luôn là nguồn thực phẩm tốt nhất đối với sức khỏe con người và việc tập cho bé ăn rau sớm luôn luôn được khuyến khích. Trong rau xanh có nhiều dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể như các loại vitamin, khoáng chất, a-xít folic, sắt, hàm lượng chất xơ cao…
Rau chân vịt (cải bó xôi), cải xoăn, súp lơ xanh, bông cải xanh… là những “siêu thực phẩm” dành cho bé trong độ tuổi ăn dặm mà mẹ không nên bỏ qua.
Cách chế biến: Luộc, hấp rồi ray hay xay nhuyễn rau sau đó trộn với cháo. Hoặc nấu mềm cho bé tự bốc ăn.

Củ cải trắng

Thành phần trong củ cải giàu vitamin C, canxi, protein và một ít chất xơ. Đặc biệt, củ cải có vị ngọt tự nhiên giúp cho các món ăn của bé thêm đậm đà, hấp dẫn, kích thích sự thèm ăn của con.
Cách chế biến: Gọt vỏ sau đó luộc hoặc hấp chín rồi nghiền nhuyễn cho bé ăn. Ngoài ra, củ cải còn dùng để nấu chung với cháo thịt, cháo xương. Hoặc, mẹ có thể ninh nhừ củ cải trắng để lấy nước nấu các món ăn khác.

Bí Đỏ

Bạn nên cho bé làm quen với món bí đỏ khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Có thể nấu nhừ, dầm nhuyễn bí đỏ và cho bé ăn chay, trộn chung bí đỏ với món bột của bé hoặc bạn có thể nấu cháo bí đỏ, lẫn với thịt gà.

Khá nhiều dưỡng chất có trong bí đỏ sẽ bị mất đi trong quá trình nấu nướng; vì thế, khi chế biến bí đỏ, bạn nên tránh sự thất thoát này bằng cách nấu bí đỏ ngay sau khi bạn cắt bí thành miếng; ngay khi nấu xong, bạn nên cho bé ăn bí ngay khi nó còn ấm.

Cách chế biến:  ½ bát nhỏ bí đỏ được nấu chín và dầm nhuyễn; 2 miếng chuối chín (tùy theo khẩu phần của bé). Chuối chín được dầm nhuyễn, trộn chung với bí đỏ. Nên trộn đều hỗn hợp chuối và bí đỏ thật kỹ, trước khi cho bé thưởng thức. Ngoài ra, có thể thêm sữa chua vào hỗn hợp trên; hoặc trộn hỗn hợp trên vào bột ăn dặm cho bé.

Bí đao xanh
Là họ với các loại bầu bí khác, bí đao xanh có hàm lượng vitamin A, C tự nhiên rất cao, tính mát giúp cơ thể bé giải trừ độc tố, phòng ngừa chứng táo bón hiệu quả. Đồng thời, đây là loại thực phẩm rất dễ ăn nên mẹ có thể dễ dàng biến tấu thành nhiều món ăn khác nhau cho bé.
Cách chế biến: Nấu chín bằng cách hấp hoặc luộc sau đó đánh nhuyễn rồi trộn với sữa mẹ hay sữa công thức cho bé ăn. Ngoài ra, bí đao xanh còn dùng để nấu cháo với thịt, xương hầm.

Ngũ cốc các loại
Sắt giúp tái tạo các tế bào máu, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh cho nên sắt là dưỡng chất không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh. Theo đó, ngũ cốc là nguồn thực phẩm có hàm lượng sắt rất cao đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Ngoài ra, ngũ cốc còn là món ăn lý tưởng để bé ăn dặm bởi nó rất dễ hấp thu và tiêu hóa. Các loại ngũ cốc cung cấp nhiều sắt nhất là gạo ngũ cốc, các sản phẩm từ lúa mạch, lúa mì.
Cách chế biến: Gạo và ngũ cốc rửa sạch, để ráo nước rồi bắt lên bếp rang, sau đó dùng máy xay xay thật mịn và như vậy mẹ đã có bột ngũ cốc ăn dặm dành cho bé. Tùy vào nhu cầu mẹ có thể chế biến từ một hoặc nhiều loại ngũ cốc trộn với nhau để làm bột ăn dặm cho bé. Cuối cùng, dùng bột này để nấu cháo hay làm bột pha với sữa cho bé ăn.
Trên đây là bài tổng hợp chia sẻ về các thực phẩm dành cho bé mới bắt đầu tập ăn dặm. Hy vọng sẽ trả lời được cho mẹ câu hỏi trẻ 6 tháng tuổi nên ăn gì là tốt nhất.

Đọc thêm một số thực đơn ăn dặm cho bé nhé các mẹ!

Rate this post
0Shares

Bình luận

Bình luận