Khi nào nên cho bé ăn dặm?

0Shares

Một trong những câu hỏi được nhiều các mẹ quan tâm nhất hiện này chính là khi nào nên cho bé ăn dặm? 3 tháng, 5 tháng hay 6 tháng. Và không ít mẹ đã chọn sai thời điểm ăn dặm cho bé, dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, nhẹ thì gây biếng ăn cho bé, nguy hiểm hơn là làm hại hệ tiêu hóa của trẻ do ăn dặm quá sớm.

1. Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm hiệu quả

Như các mẹ đã biết, khi bé phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi. Sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ thỏa mãn bé. Giai đoạn này thường đến khi bé khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi. 

Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng cũng như các bác sỹ đầu ngành thì nên cho bé ăn dặm sau 6 tháng. Với một số trường hợp nếu cho bé ăn dặm quá sớm sẽ gây ra những tác hại không mong đợi.

Và các mẹ cũng nên quan sát những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm, cụ thể như:

  • Sau khi bú no sữa, em bé của bạn vẫn còn khóc và đòi bú thêm.
  • Em bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
  • Trước đây em bé của bạn ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú.
  • Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt.
  • Em bé của bạn trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.

Lưu ý : tuổi sớm nhất được khuyến cáo cho việc ăn dặm là 17 tuần.

2. Tạo thói quen ăn dặm cho bé

Dù xác định chính xác thời gian bé ăn dặm nhưng không ít các mẹ vẫn gặp đau đầu về chế độ ăn mỗi ngày…Để giúp cho bé ăn ngoan mà mẹ lại nhàn thì bạn nên tạo thói quen ăn dặm cho bé hay thời gian biểu ăn dặm cho bé. 

Các mẹ hãy thử bắt đầu bằng một bữa ăn dặm trong một ngày để xem mọi việc thế nào. Dần dần chuyển sang ăn hai hoặc ba bữa ăn dặm một ngày. Bạn có thể thấy rằng bé càng ăn nhiều thức ăn dặm, bé càng bú ít sữa.  

Mặt khác, nhu cầu các chất khoáng như: sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 4 tháng tuổi. Vì vậy, khi bé tròn 4 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi sự tăng cân của bé sát sao hơn. Bình thường đến thời điểm này bé sẽ tăng khoảng 150g-200g mỗi tuần.

Nếu thấy bé có khuynh hướng hơi chậm phát triển thì có thể tập cho ăn dặm ngay. Nhưng nếu chỉ với sữa mẹ mà bé vẫn tăng nhanh chứng tỏ sữa mẹ vẫn đủ dư, có thể dời thời điểm cho ăn lại đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6.

Lúc này, nếu bạn thấy trẻ dòm miệng mọi ngưòi khi ăn uống, đòi thức ăn thì có thể thử cho bé uống chút nước súp, nước cháo hoặc trái cây,… từ muỗng. Đây cũng là thời gian tập cho bé ăn dễ dàng nhất.

Trẻ từ 7-8 tháng tuổi trở đi sẽ khó khăn trong việc tập ăn dặm, do đã quá quen với việc bú sữa. Bé sẽ khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc khác sữa, không quen với cách ăn từ muỗng,… 

3. Hậu quả khi bé ăn dặm sớm

Vì nhiều lý do, không ít người mẹ cho con ăn bột sớm, thường từ 3,5 đến trước 4 tháng tuổi. Có người còn nhầm tưởng rằng, ăn bột sớm sẽ khiến bé mau lớn, cứng cáp, bụ bẫm. 

Một số bé sinh non được khuyên nên bắt đầu ăn dặm muộn hơn. Nếu cho ăn dặm sớm (trước 4 tháng tuổi) dù là ăn bột hay nước cơm, nước cháo, bé rất dễ bị tiêu chảy, nôn trớ, đi ngoài phân sống. Ăn dặm là “thức ăn lạ” nếu làm quen quá sớm khiến hệ tiêu hóa còn nơn nớt của bé quá tải, gây rối loạn tiêu hóa.

Bé ăn dặm sớm tuy bụ bẫm nhưng có thể suy dinh dưỡng. Ăn bột làm bé no bụng, gây giảm cảm giác thèm bú, dẫn tới kém bú.  Ăn nhiều bột còn gây tình trạng loạn chuyển hóa – tăng đào thải canxi ra nước tiểu, gây còi xương.

Xem một cho vấn đề cần thiết khi bé ăn dặm nha các mẹ.

Đọc thêm:

Rate this post
0Shares

Bình luận

Bình luận